MỞ RỘNG TÂM HỒN ĐỂ CẢM THẤY CUỘC ĐỜI THẬT THÚ VỊ


CON NGƯỜI SINH RA TỪ ĐÂU

2016-08-13 13:08

Các luồng tư tưởng từ hai nền văn minh lớn của nhân loại: đại diện phương Đông là Ấn Độ, tư tưởng Bà-la-môn; đại diện phương Tây là Châu Âu, Thiên Chúa giáo, các triết gia cổ đại, và triết gia gần đây nhất như trên để con thấy nhân loại cố gắng tìm về cội nguồn của mình bằng những lời giải thích mang đủ màu sắc tôn giáo, mê tín, thiên văn, khoa học, triết học, sinh học… Ai biết được, có thể sau này một ai đó mạnh dạng đứng lên chứng minh con người sinh ra từ một nguồn gốc khác!

Nếu không học Phật, chắc đến giờ này niềm tin về nguồn gốc loài người của con người có lẽ cũng là

hoạ Quan Âm Thiên
Figure 4: Minh hoạ Quan Âm Thiên

“Chúa tạo ra”, thuỷ tổ cố sơ của mình là người mang tên  “Adam và Eva” cũng nên; hoặc không thì cũng lạc vào “mê tín khoa học” của phương Tây rồi. Con hãy ví mình như một nhà khoa học, nhà xã hội học để xem nội dung bài Kinh Khởi Thế Nhân Bổn, không cần phải đọc với tư cách người Phật tử đâu. Vì tìm hiểu để so sánh với những gì mà con người đang hô vang học thuyết của mình.

 Đầu tiên, đức Phật nói lướt qua chu kỳ hình thành và tan rã của vũ trụ, đúng theo luật “Sinh – trụ - hoại – diệt”. Ngài nhấn mạnh vào đoạn “hoại – diệt” của trái đất rằng: vào thời này, trái đất hoại diệt, tan rã, những chúng sanh còn lại tái sanh lên cõi trời Quan Âm Thiên (Ābhassarā – trong cõi trời Sắc giới).  Đây là cõi này là cõi thứ 6 trong 16 cõi trời Sắc giới, nghĩa là cõi giành cho những người đắc “đệ Nhị thiền” trở lên sinh sống. Như vậy, thời hoại diệt, nơi sắp “tận thế” này đang có chúng sanh thiện lành sinh sống. Còn chúng sanh ác độc không biết đang ở chốn nào! Ngài chỉ tóm lược sơ khai như vậy. Sau khi hoại diệt, trải qua một thời gian dài đằng đẵng, Trái Đất bắt đầu hình thành từ những hạt bụi và nước kết tụ lại. Thời ban sơ, Trái Đất tối om, đen như mực, chìm trong nước.

Song song với việc miêu tả sự hình thành quả đất, Ngài chỉ cho thấy tiến trình tâm thức và đạo đức chúng sanh dần dần thay đổi theo: Đầu tiên là tâm ngã mạn, khen mình chê người về sắc đẹp, màu da. Ăn lúa mì một thời gian thì giới tính xuất hiện, trai gái nhìn ngắm nhau lâu thì phát sinh ái dục, khi có quan hệ tình dục với nhau thì bị chúng sanh khác khinh miệt chê bai, phải trốn đi nơi khác, phải xây dựng nhà cửa để che đậy việc quan hệ, cuộc sống gia đình xuất hiện. Một số chúng sinh biếng nhác, thu gom lúa mì cất trữ cho nhiều ngày để khỏi đi kiếm mỗi bữa nên họ phân vùng chia ruộng thu hoặch riêng. Rồi bắt đầu có người biếng nhác lấy cắp lúa của người khác. Rồi họ cử ra người xử lý kẻ trộm, xử lý tranh cãi, xử lý nói dối, dùng hình phạt, cảnh cáo, đánh đuổi… và trả thù lao bằng cách chia lúa mì cho người được đề cử đó; thế là giai cấp Vua quan xuất hiện (Khattiya). Xã hội tiếp tục định hình hệ thống, giai cấp, chủng loại và danh tính: Một số ghê sợ trước những thói hư tật xấu trên nên họ lánh vào rừng tu thiền; một số không tu thiền được thì viết lách kinh sách; những người này gọi là giai cấp Ẩn sĩ Bà-la-môn (Brahmaṇa). Phần đông thích thực hiện hành vi tình dục thì sống riêng trong từng nhà và làm ăn buôn bán, số này gọi là Lao động, thương buôn (Vessā). Còn lại số có tâm xấu ác, làm những việc thấp hèn, độc hại gọi là Nô lệ (Suddā).Rồi qua một thời gian dài nữa, có chúng sanh từ cõi Quan Âm Thiên thác sanh lại xuống quả đất. Lúc đó, họ vẫn sống bằng hỷ lạc, tự chiếu hào quang, đi lại trên hư không như lúc họ sống trên cõi trời. Trái đất vẫn hình thành dần dần, mùi vị của đất bắt đầu nổi lên trên mặt nước, tụ thành váng, màu trắng như bọt cháo, nước cơm, vị ngọt như mật ong tinh khiết. Thấy lạ, một số chúng sanh (từ Quang Âm Thiên) muốn thử mùi vị. Họ lấy ngón tay chấm và thưởng thức, mùi vị làm họ khởi lòng tham ái, ánh hào quang của họ mờ dần và mất đi. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Sau một thời gian dài họ dùng váng đất làm thức ăn, thân thể của họ ngày càng trở nên thô xấu, sắc thân càng trở nên sai biệt, trong số họ có kẻ xấu, người đẹp. Thấy vậy, họ sinh tâm ngã mạn, ghanh ghét, chê kẻ khác xấu, khen mình đẹp. Do ngã mạn, váng thức ăn dùng lâu nay biến mất, rồi họ buồn bã và than vãn. Một loại thức ăn khác xuất hiện là nấm đất trắng. Thức ăn thay thế tiếp theo là chùm đất trắng như bè rau muống, tiếp đến là lúa không có vỏ và cám; tiếp nữa là lúa có vỏ, có cám, mọc thành khóm… Mỗi khi chúng sanh khởi tâm bất thiện, tham lam, ngã mạn về thức ăn và sắc thân đang có thì thức ăn cũ mất đi và thay vào loại thức ăn mới chất lượng kém hơn.

Sau cùng, đức Phật chỉ rõ về chuẩn mực đạo đức, nhân quyền, sự bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, màu da… xác định thước đo qua việc thực hành chánh pháp, thanh lọc thân tâm chứ không phải dựa trên giai cấp hay màu da. Ngài dạy rõ rằng, dù là vua, tu sĩ, người dân hay nô lệ nếu làm ác thì xấu như nhau; nếu làm thiện thì kết quả sẽ được an lạc bằng nhau. Nhưng vì không biết, tham lam, ngã mạn…mà chúng sanh sinh tâm phân biệt, sai khác, làm hại và lấn áp lẫn nhau, nên chuẩn mực đạo đức con người và xã hội suy thoái dần.

—————

Trở lại