MỞ RỘNG TÂM HỒN ĐỂ CẢM THẤY CUỘC ĐỜI THẬT THÚ VỊ


Người đi bộ thông minh hơn người đi xe đạp

Người đi bộ thông minh hơn người đi xe đạp

Một nghiên cứu mới cho thấy những thành phố đi bộ ở Mỹ có GDP và trình độ học vấn cao hơn. Vì sao vậy?

Nghiên cứu này là của Smart Growth America ở Quận Columbia theo đó tìm hiểu 30 vùng trung tâm lớn nhất ở Mỹ và xếp hạng theo quan hệ giữa số lượng văn phòng, cửa hàng và khu cư dân với việc đi bộ.

“Từ cả mớ số liệu thì tìm ra được kết luận,” bài báo viết. “Có lẽ lần đầu tiên trong 60 năm, những nơi đi bộ của thành phố ở 30 khu trung tâm lớn nhất chiếm thị phần áp đảo so với khu đi xe của thành phố.” Hơn nữa, có “một tương quan đáng kể” giữa việc đi bộ ở một nơi với trình độ học vấn cao của lực lượng lao động ở đó.

Vì sao như vây? Có phải người thông minh hơn thích đi bộ hơn đi xe? Câu trả lời là phức tạp.

Nơi nhiều người đi bộ hơn, dân ở đó thông minh hơn

Christopher Leinberger, giáo sư trường đại học kinh doanh George Washington và cũng là một trong những tác giả của nghiên cứu này, nói rằng những khu đi bộ của thành phố “có xu thế có nhiều người học vấn cao, cao hơn 1/3 so với khu lái xe của thành phố, như Orlando, Tampa, và Phoenix.”

Nhưng ông nói rằng chúng ta không biết những nơi đi bộ thu hút những người học vấn cao hay là những người học vấn cao đến ở một nơi nào đó và rồi nơi này thành nơi đi bộ.

Hãy gác lại việc “gà có trước hay trứng có trước”, điều mà ta biết rõ là những người học vấn cao có xu thế đến nơi dành cho người đi bộ.

Thí dụ, 3 thành phố hàng đầu (New York, Washington và Boston) của nghiên cứu này có tỷ lệ cao nhất về văn phòng, cửa hàng và nhà ở ở trong khu vực đi bộ thì ở đó có rất nhiều cư dân tuổi 25 và lớn hơn mà họ có ít nhất là một bằng đại học. Loại người này ở Washington là nhiều nhất (51%) và ở Boston là nhiều thứ ba (42%).

Không phải chỉ có trình độ học vấn, GDP cũng cao hơn. Sự chênh lệch GDP giữa cao nhất và thấp nhất của các thành phố nghiên cứu là tới 49%, mà Leinberger gọi là “khoảng chênh thứ nhất và thứ hai. Khoảng chênh này là hệ trọng.”

Tất nhiên, tương quan không phải là hệ quả. Hiện không đủ dữ liệu để nói dứt điểm vì sao ở những khu này của thành phố, nơi mà việc mua bán vặt vãnh không cần phải đi xe, gồm rất nhiều người học vấn cao.

Nhưng rõ ràng đó là điểm xuất phát để bàn luận. Nhiều xu thế kinh tế xã hội và xu thế thế hệ trên khắp thế giới sẽ có thể giúp giải thích vì sao ngày nay những người tốt nghiệp đại học lại tụ tập ở những thành phố đông người có tàu điện ngầm. Thực tế, sự quy tụ tri thức đã bắt đầu làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một số khu đô thị.

Các thành phố đang bỏ bớt xe để dành chỗ cho người có học vấn.

Những thành phố lớn đứng đầu danh sách của nghiên cứu này về GDP và trình độ học vấn từ lâu đã không còn dấu ấn của vùng ngoại ô đầy xe, như đường cao tốc và trung tâm thương mại lớn.

Nhưng Leinberger chỉ ra 2 trường hợp ngoại lệ có GDP cao nhưng ít nơi đi bộ. Đó là Houston và Dallas, đều ở bang Texas. Cả 2 thành phố này (lớn thứ 4 và 9 ở Mỹ về dân số) đều hấp dẫn những người có nhiều bằng cấp, tạo ra của cải và không thích dùng xe, đến với họ.

Khi công nghiệp dầu mỏ bùng nổ những năm 1980, những cơ sở hạ tầng cho xe hơi của thành phố Dallas đã phát triển với tốc độ nhanh hơn 2.5 lần so với tốc độ cơ sở hạ tầng cho việc đi bộ (thí dụ như đường sắt loại nhẹ và đường đi bộ ở trung tâm).

Lang thang trong đời thường

Sydney: Để tránh tai nạn do mải xem điện thoại, thành phố sẽ đặt đèn giao thông ngay ở lòng đường để gây chú ý cho người dùng điện thoại. Sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng 12 tới.

Santa Monica, California: Những giao cắt “đa chiều” cho người đi bộ đã tồn tại ở nhiều nơi như Tokyo, nhưng một trong những khu đông xe nguy hiểm ở California đang xây dựng 11 đường cầu vượt cắt chéo để tách xe ra khỏi nơi qua đường của khách bộ hành.

Trùng Khánh, Trung Quốc: Một làn rộng 30m trên hè dành cho người mải xem điện thoại di động ở thành phố này, làm theo một thử nghiệm 2014 ở Washington DC, để khỏi va vào xe đạp hoặc người đi vội vã.

Buenos Aires: Một kế hoạch lớn trị giá 13 triệu bảng Anh sẽ biến trung tâm thủ đô Argentina thành thiên đường để đi bộ: có hầm để rác dưới mặt đất, bảng thông tin (gạt ngón tay để điều khiển) về thời tiết, dự báo ô nhiễm, nơi thuê xe đạp, công trình lịch sử như tòa thánh cổ.

Đổi 4 bánh lấy cặp chân ở những thành phố này.

Việc đô thị hóa tăng dần khiến các thành phố lớn trên khắp thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho người thích dạo chơi. Sau đây là một vài ví dụ.

Ngày nay thì sao? Những con số trên bây giờ đảo ngược lại, Leinberger nói. Khu đi bộ ở Dallas lại phát triển với tốc độ nhanh hơn 2,5 lần. Cũng là những nơi đầu tư như ở New York, Boston và San Francisco, là 3 trong 5 thành phố hàng đầu về GDP và về mức học vấn để nghiên cứu về việc đi bộ.

Trong khi đó, rất nhiều người Mỹ và người nước khác chuyển đến Texas để sống. Năm 2014 mức phát triển kinh tế là 5,2%, và nếu Texas là một nước riêng thì nó xếp thứ 12 về GDP trên thế giới, giữa Canada và Australia.

Việc những người tài giỏi di chuyển tới với số lượng lớn làm tăng tiền cho kinh tế, và cả nhu cầu công nghệ thay thế xe hơi. Bang này đang định xây dựng một tàu cao tốc shinkansen nổi tiếng của Nhật. Nó định nối với các thành phố nào? Tất nhiên là Dallas and Houston, 2 bang có GDP cao.

Việc đô thị hóa tăng cao không phải là lý do duy nhất mà các thành phố tránh dùng xe tiếp nhận được những thị dân thông minh hơn. Lớp người trẻ có góp phần.

‘Lực hút thiên niên kỷ’ của lớp người trẻ thông minh

Lớp thiên niên kỷ (sinh trong khoảng 1981-1996) là thế hệ có học vấn nhất trong lịch sử. Một nửa số họ có bằng đại học hoặc cao hơn. Tất cả họ cũng chuyển tới thành phố, không giống cha mẹ họ. Những mũi nhọn này của lực lượng lao động làm cho những thành phố lớn có GDP cao hơn và trình độ học thức chung cao hơn.

“Thế hệ này đang gây đổi thay hơn bất kỳ điều gì khác,” Leinberger nói.

Ngày nay, họ khoảng hơn 20- 30 tuổi và đang nán lại việc lập gia đình, chưa có con, chưa có nhà, mặc dù đã ổn định trong nghề. Do vậy một ngôi nhà to ở ngoại ô có thảm cỏ phía trước và phía sau, và một đường vào và 2 xe, là không quan trọng lắm. Do vậy họ đang lấy các bằng đại học và đến ở các thành phố, và tất cả các đường tàu điện ngầm và khu đi bộ đi theo họ.

Điều gì sẽ xảy ra khi thế hệ thiên niên kỷ này lập gia đình? “Một trong những điều mà ta thấy có bằng chứng là những người rồi cuối cùng cũng ổn định này sẽ chuyển đi để đô thị hóa vùng ngoại ô,” Leinberger nói. “Họ muốn có trường học tốt hơn ở một nơi thành phố có thể đi bộ được.”

Ông lấy Arlington bang Virginia là ví dụ. Chỉ cách Washington DC 5 dặm, nơi đây là vùng ngoại ô mà 90% số phố có vỉa hè thể thao, đường nhỏ cho xe đạp dài nhiều dặm, việc bắt tàu điện ngầm và hệ thống tàu nhanh của Washington là rất thuận lợi. (Washington xếp hạng thứ nhất trong nghiên cứu về mức độ học thức, và thứ 2 về đi bộ nói chung.)

Giữa các thành phố như Dallas và Houston (có kinh tế hùng mạnh, đang lôi kéo những người tài giỏi nhất và cố gắng trở thành nơi ưa thích để đi bộ) và vùng ngoại ô như Arlington, thì có vẻ như lớp chuyên gia trẻ có học vấn cao đang biến bất kỳ trung tâm đô thị nào trên đất Mỹ thành nơi có thể đi bộ được nhiều hơn.

Xin nói lại là hiện chưa có đủ số liệu để xác định chính xác lý do của tương quan giữa việc đi bộ và mức độ học vấn cao. Nhưng ta có thể thấy các sự thật khác. Những thành phố lớn đang bổ sung cơ sở hạ tầng đi bộ để thu hút những người có học và tạo ra tiền. Những người quá tuổi thanh niên, với nhiều bằng cấp, đang sống ở các thành phố có hệ thống đường sắt chuyển tải và những nơi đi bộ, và cũng chính những người đó đang làm thay đổi những nơi chưa được như vậy.

Có phải những người đi bộ nhiều hơn có xu thế thông minh hơn, làm việc tích cực hơn, có học vấn cao hơn? Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu thành phố muốn có nhiều người thông minh sẵn sàng làm tăng GDP thì tốt hơn là nên có đủ vỉa hè để họ đi loanh quanh.

theo BBC